1. Home
  2. Báo cáo
  3. Báo cáo tài chính TT24
  4. Mẫu B04/BCTC – Thuyết minh báo cáo tài chính (Theo thông tư 24 – TT24)

Mẫu B04/BCTC – Thuyết minh báo cáo tài chính (Theo thông tư 24 – TT24)

Mẫu B04/BCTC – Thuyết minh báo cáo tài chính 

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình hoạt động SXKD, đầu tư, tài chính,…của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà những báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.

Đường dẫn phần mềm

Báo cáo\Báo cáo tài chính\Thuyết minh báo cáo tài chính (B04 BCTC)

Hướng dẫn thực hiện

1. Khai báo mẫu báo cáo

  • Vào phân hệ Tổng hợp\Tạo mẫu báo cáo\B03a/BCTC: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
  • Màn hình lọc:

    • Mẫu báo cáo: chọn mẫu báo cáo đã có sẵn để sửa hoặc sao chép sang mẫu mới hoặc để xóa.
    • Loại: 

    1 – Tạo mẫu: dùng để tạo mẫu báo cáo mới theo nhu cầu (nếu cần).

    2 – Sửa mẫu: dùng để sửa mẫu báo cáo đã có sẵn.

    3 – Xóa: dùng để xóa mẫu báo cáo đã có sẵn. Lưu ý: muốn xóa phải tích thêm vào ô Xác nhận xóa mẫu báo cáo để tránh thao tác xóa nhầm.

    • Thẻ Khác: khai báo thông tin mẫu báo cáo theo qui định.
  • Nhấn Nhận.
  • Chọn biểu tượng Mới hoặc Sửa trên thanh công cụ:

    • Giải thích một số trường thông tin:
    • Số thứ tự: thứ tự sắp xếp các chỉ tiêu khi lên báo cáo.
    • Mã số: mã số của chỉ tiêu phục vụ cho việc tính toán, tổng hợp số liệu.
    • Loại chỉ tiêu có 3 loại:

    1 – Chỉ tiêu đơn: dùng cho các chỉ tiêu hiển thị dạng 2 cột Năm nay/Năm trước  (hoặc Cuối năm/Đầu năm).

    2 – Chỉ tiêu dựng cột: dùng cho các chỉ tiêu hiển thị dạng bảng nhiều cột. Ví dụ: phần thuyết minh Tăng giảm tài sản cố định hữu hình (vô hình, thuê tài chính), Đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu,… Mỗi cột tương ứng với 1 tài khoản khai báo trong danh sách Các tài khoản. Ví dụ: 2111, 2112, 2113, 2114, 2115, 2118 thì kết quả báo cáo sẽ trả về 6 cột.

    3 – Chỉ tiêu tăng giảm: dùng cho các chi tiêu hiển thị dạng bảng cố định 4 cột (Đầu kỳ/Phát sinh tăng/Phát sinh giảm/Cuối kỳ). Ví dụ: phần thuyết minh Tăng giảm bất động sản đầu tư.

    • Cách tính:

    0 – Tính theo mã số: dùng cho chỉ tiêu được tính toán từ kết quả của các chỉ tiêu khác (theo khai báo tại trường Công thức).

    1 – Theo số dư: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số dư. Chương trình sẽ dựa vào khai báo tại trường Các tài khoản để lấy số liệu.  

    2 – Theo số phát sinh: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số phát sinh. Chương trình sẽ dựa vào khai báo tại trường Các tài khoản, Các tài khoản đối ứng, Các tài khoản không tính giảm trừ để lấy số liệu.

    • Số liệu:

    1 – Kỳ này: dùng cho chỉ tiêu cần lấy dữ liệu thuộc kỳ báo cáo.

    2 – Kỳ trước: dùng cho chỉ tiêu cần lấy dữ liệu thuộc kỳ trước (tức kỳ so sánh với kỳ báo cáo). 

    • Phân loại: 

    1 – Tài sản: chương trình sẽ lấy số dư hoặc phát sinh bên Nợ tài khoản khai báo.

    2 – Nguồn vốn: chương trình sẽ lấy số dư hoặc phát sinh bên Có tài khoản khai báo.

    • Đầu/Cuối: chỉ áp dụng đối với chỉ tiêu có Cách tính = 2 – Tính theo số dư

    1 – Đầu: lấy số dư tài khoản tại thời điểm đầu kỳ báo cáo.

    2 – Cuối: lấy số dư tài khoản tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

    • Thu/Chi:

    1 – Thu: dùng cho các chỉ tiêu dòng tiền thu vào hoặc các chỉ tiêu cần giữ nguyên dấu (+-) của kết quả tính toán được.

    0 – Chi: dùng cho các chỉ tiêu dòng tiền chi ra. Khi lên báo cáo, chương trình sẽ thể hiện âm kết quả tính toán được của chỉ tiêu.

    • Chỉ lấy giá trị không âm:

    1 – Có: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư dương bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

    0 – Không: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư tài khoản bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản (kết quả có thể là số âm hoặc số dương).

    Ví dụ: chỉ tiêu Thuế và các khoản khác phải trả nhà nước cần lấy chỉ số dư bên Có TK 333_ (nếu có), không lấy số dư bên Nợ thì phải khai báo = 1.

    • Loại:

    1 – Lấy chi tiết một vế của các đối tượng công nợ: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư tài khoản công nợ chỉ theo vế Có hoặc vế Nợ của các đối tượng công nợ.

    Ví dụ:  chỉ tiêu Trả trước cho người bán cần lấy số dư bên Nợ TK 331 của các đối tượng công nợ (nếu có), không lấy số dư bên Có thì phải khai báo = 1.

    0 – Không: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư theo tài khoản (có thể là tài khoản thường hoặc tài khoản công nợ nhưng không chi tiết theo đối tượng công nợ). 

    • Hiển thị: 

    1. Hiện kết quả chi tiết theo đối tượng công nợ = 1 – Có: dùng cho chỉ tiêu công nợ (có Cách tính = 1 và Loại = 1). Chương trình sẽ hiển thị chi tiết theo các đối tượng công nợ có dư nợ >= Tỷ lệ giới hạn (%) tổng dư nợ và các đối tượng khác không thỏa tỷ lệ giới hạn thì sẽ hiển thị gộp chung thành 1 dòng riêng. Ví dụ: khai báo cho các chỉ tiêu công nợ 131, 331.

    2. Hiện kết quả chi tiết theo công trình, vụ việc = 1 – Có: dùng cho chỉ tiêu đầu tư XDCB – TK 241 (có Cách tính = 1). Chương trình sẽ hiển thị chi tiết theo các đối tượng công trình, vụ việc có số dư >= Tỷ lệ giới hạn (%) tổng giá trị đầu tư XDCB và các đối tượng khác không thỏa tỷ lệ giới hạn thì sẽ hiển thị gộp chung thành 1 dòng riêng.

    3. Hiện kết quả chi tiết theo khoản mục phí = 1 – Có: dùng cho chỉ tiêu chi phí (có Cách tính = 2). Chương trình sẽ hiển thị chi tiết theo các khoản mục phí >= Tỷ lệ giới hạn (%) tổng chi phí và các khoản mục khác không thỏa tỷ lệ giới hạn thì sẽ hiển thị gộp chung thành 1 dòng riêng. Vd: khai báo cho các chỉ tiêu chi phí 641, 642.

    Lưu ý: nếu các tùy chọn trên = 0 thì chương trình chỉ lên dữ liệu theo tài khoản, không hiển thị chi tiết theo đối tượng.

    • Tỷ lệ giới hạn (%): nhập vào tỷ lệ giới hạn hiển thị cho các đối tượng mô tả tại trường Hiển thị.
    • Các tài khoản: khai báo tài khoản cần lấy số liệu.
    • Lưu ý: trường hợp khai báo nhiều tài khoản thì giữa các tài khoản cách nhau dấu phẩy. 
    • Các tài khoản đối ứng: chỉ dùng nếu Cách tính = 2 – Theo số phát sinh. Chương trình sẽ lấy số phát sinh đúng theo Các tài khoảnCác tài khoản đối ứng khai báo.
    • Các tài khoản không tính giảm trừ: chỉ dùng nếu Cách tính = 2 – Theo số phát sinh. Chương trình sẽ lấy số phát sinh theo Các tài khoảnCác tài khoản đối ứng khai báo trừ cho các phát sinh ghi giảm Các tài khoản mà có tài khoản đối ứng khác với các tài khoản khai báo tại trường này.
    • Ví dụ: Cách tính = 2 – Theo số phát sinh, Phân loại = 1 – Nợ, Các tài khoản = 642, Các tài khoản đối ứng = Rỗng, Các tài khoản không tính giảm trừ = 911 => Chương trình sẽ lấy tổng phát sinh bên Nợ TK 642 trừ các phát sinh bên Có TK 642 mà có TK đối ứng khác TK 911.
    • Công thức: chỉ cập nhật khi Cách tính = 0 – Tính theo mã số, có thể khai báo các phép tính cộng/trừ/nhân/chia từ các mã số đã được khai báo và phải được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ].

    Ví dụ: chỉ tiêu có mã số 01 được tính bằng chỉ tiêu có mã số 01A trừ chỉ tiêu có mã số 01B thì nhập vào trường Công thức như sau: [01A]-[01B]. 

  • Nhấn Lưu.

2. Truy xuất báo cáo:

  • Vào phân hệ Báo cáo\Báo cáo tài chính\Thuyết minh báo cáo tài chính (B04 BCTC).

  • Màn hình kết quả báo cáo:

  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để truy xuất báo cáo dạng tệp Excel.

Lưu ý: tệp Excel Thuyết minh BCTC là dạng tệp khai báo mẫu, phải khai báo tham chiếu giữa Mã số (thuộc Khai báo mẫu – mô tả phần trên) và các ô nhập liệu tương ứng trên tệp bảng tính.

Updated on 7 Tháng Mười Hai, 2024

Was this article helpful?

Related Articles

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ
0 Shares
Copy link
Powered by Social Snap